Bất kỳ ai sau khi tháo niềng cũng đều phải đeo một loại khí cụ được gọi là hàm duy trì cố định. Vậy hàm duy trì cố định là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là hàm duy trì cố định?
Hàm duy trì cố định có cấu tạo là một sợi dây thép thẳng hoặc xoắn, được uốn cong theo cung răng. Thông thường hàm này được gắn vào mặt trong của nhóm răng cửa (răng 1,2,3) bằng composite.
Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn hàm duy trì cố định cho bạn luôn để đảm bảo kết quả niềng răng được tốt nhất. Ngoài ra, bạn sẽ phải kết hợp thêm hàm duy trì tháo lắp như hàm Hawley hoặc hàm trong suốt để giữ cho răng ổn định, không bị xô lệch về vị trí cũ.
Loại hàm này rất phổ biến hiện nay bởi nó mang đến hiệu quả ổn định răng cao. Bên cạnh đó, hàm duy trì cố định còn phù hợp với cả những người có xương hàm và răng yếu.
Khác với hàm duy trì tháo lắp, hàm duy trì cố định không thể tự tháo rời mà cần có sự điều chỉnh của bác sĩ. Cũng chính vì đặc điểm này mà việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn, cần được quan tâm và chăm sóc kỹ càng hơn để hạn chế các vấn đề, bệnh lý về răng miệng. Hơn nữa, vì được gắn vào mặt trong của răng, hàm sẽ dễ bị bung tuột hơn trong quá trình sinh hoạt, ăn uống,…
Những ưu điểm của hàm duy trì cố định
Hiệu quả duy trì cao
Do đặc điểm không dịch chuyển nên nên hàm duy trì cố định có khả năng giữ răng ở đúng vị trí, chuẩn khớp cắn rất cao. Thời gian và quá trình lực tác động lên răng sẽ đều và liên tục. Cũng vì đặc điểm này mà hàm duy trì cố định được đánh giá là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, loại hàm này còn khá chắc chắn do có sự liên kết của dây kim loại có độ bền cao, gắn trực tiếp vào mặt trong của răng.
Đảm bảo thẩm mỹ
Không giống như hàm duy trì tháo lắp kim loại Hawley, hàm này được gắn vào mặt sau của răng nên tính thẩm mỹ rất cao. Người đối diện hoàn toàn không nhận ra là bạn đang đeo hàm duy trì. Vì vậy, bạn có thể thoải mái, tự tin giao tiếp trong công việc và cuộc sống thường ngày.
Không bị quên đeo hàm duy trì
Vì tính cố định và chắc chắn nên bạn sẽ không thể tự ý tháo lắp hàm mà cần có sự can thiệp của bác sĩ nếu cần thiết phải điều chỉnh. Do đó, tình trạng quên đeo lại hàm duy trì hay thất lạc hàm sẽ không bao giờ xảy ra. Nhờ vậy mà hiệu quả duy trì luôn ở mức tối đa nhất, giữ cho răng không bị chạy lại vị trí cũ. Điều này sẽ giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để đạt được kết quả như mong muốn.
Mỗi loại hàm duy trì đều mang đến những ưu điểm riêng. Vậy nên để lựa chọn được phương án tốt nhất với tình trạng răng của mình, bạn nên tìm hiểu kỹ càng mọi thông tin. Đồng thời hãy tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia để có được lựa chọn tốt nhất.
Hạn chế của hàm duy trì cố định
Bên cạnh khả năng ổn định răng hiệu quả, hàm duy trì cố định mặt trong vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Gây vướng víu
Đây là hạn chế đầu tiên và cũng là hạn chế lớn nhất của hàm duy trì cố định. Vì được lắp ở bên trong với nhiều kích thước khác nhau nên khá nhiều người e ngại khi sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, nếu không cẩn thận có thể gây xước mô nướu và lưỡi. Thời gian đầu, hàm sẽ mang lại cảm giác khó chịu và vướng víu. Sau khoảng vài ngày, bạn sẽ dần cảm thấy quen thuộc với sự xuất hiện của hàm duy trì cố định bên trong khoang miệng.
Dễ bám dính thức ăn
Dù được thiết kế dạng xoắn hay thẳng thì hàm duy trì cố định cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng bám xuất hiện, rất dễ mắc lại vụn thức ăn.
Việc thức ăn tồn đọng bên trong môi trường khoang miệng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng hôi miệng cũng như các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Hơn nữa, các mảng bám càng nhiều thì độ bám dính của hàm duy trì càng mất đi, gây ra tình trạng bong tuột.
Bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống vì thức ăn dẻo, dính, dai hay các đồ như bánh quy, snack,…rất dễ bị giắt lại vụn thức ăn, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng.
Mất nhiều thời gian vệ sinh răng miệng
Vì được gắn ở mặt trong nên việc vệ sinh răng miệng cũng mất nhiều thời gian và khó khăn hơn bình thường. Bạn sẽ không thể nhìn được răng và khí cụ đã sạch mảng bám, vụn thức ăn hay chưa. Tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh và chăm sóc răng miệng để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ.
Muốn hạn chế được tình trạng bong tuột hàm duy trì, trong quá trình sử dụng bạn cần phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề. Không chỉ ăn uống mà còn cần vệ sinh răng miệng thật cẩn thận. Trong trường hợp hàm duy trì bong ra, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để được xử lý kịp thời.
Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì cố định
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Cách bạn vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng, quyết định đến độ bền cũng như hiệu quả ổn định răng của hàm duy trì cố định.
Nếu không muốn mất nhiều thời gian đến nha khoa thăm khám, bạn nên có một phương pháp chăm sóc răng miệng an toàn, sạch sẽ.
- Sau mỗi bữa ăn, nên thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ càng bằng bàn chải lông mềm. Thao tác cần nhẹ nhàng, nếu không có thể ảnh hưởng tới cấu trúc hoặc làm bong hàm duy trì.
- Chuẩn bị thêm bàn chải kẽ để loại bỏ hết các mảng bám, vụn thức ăn còn mắc trong các kẽ răng và trên hàm duy trì.
- Có thể sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để hiệu quả làm sạch được tối đa nhất.
- Kết thúc quá trình bằng nước súc miệng để loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây hại.
- Cạo vôi răng định kỳ giúp hạn chế được các bệnh lý răng miệng.
- Không tự ý dùng tăm xỉa răng hay vật sắc nhọn cạy gỡ hàm ra khỏi bề mặt răng. (Xem thêm những ảnh hưởng khi dùng tăm xỉa răng hằng ngày)
- Khi muốn vệ sinh chuyên sâu hơn nên liên hệ đến nha khoa để được bác sĩ tháo gỡ bằng các khí cụ chuyên dụng.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng ổn định chính là cách tốt nhất để bạn ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra sau khi kết thúc khoảng thời gian đeo hàm duy trì.
Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ các loại bàn chải điện phù hợp cho người niềng răng
Có chế độ ăn uống phù hợp
Bên cạnh cách vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống phù hợp cũng quyết định rất nhiều đến hiệu quả ổn định răng của hàm duy trì. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo răng của bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều sau khi tháo niềng.
Một số thực phẩm bạn nên hạn chế:
- Những loại thực phẩm làm từ tinh bột sẽ có độ bám dính rất cao, nếu không loại bỏ vụn thức ăn sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại răng miệng phát triển.
- Những loại thức ăn có chứa nhiều đường, axit, đồ uống có ga,…cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến răng.
- Muốn đảm bảo được độ chắc chắn của hàm duy trì cố định, tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai.
Xem thêm: Niềng răng ăn mì được không?
Hãy lưu ý đến những thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày. Bởi nó sẽ phần nào giảm thiểu được tình trạng bong tuột hàm duy trì, giúp cho quá trình ổn định răng diễn ra suôn sẻ hơn.
Thăm khám định kỳ
Dù bạn đã kết thúc quá trình đeo niềng nhưng vẫn phải đến nha khoa thăm khám định kỳ để đảm bảo hàm duy trì cố định vẫn hoạt động hiệu quả. Thông thường thời gian định kỳ là từ 3 – 6 tháng/lần.
Việc thăm khám định kỳ không đơn thuần là bác sĩ sẽ kiểm tra xem hàm duy trì cố định có vấn đề gì không mà còn xác định được mức độ ổn định của răng và xương hàm tới đâu để có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn ở từng thời điểm.
Trong trường hợp cao răng bám quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng phát sinh về sau. Ngoài ra, việc này còn giúp bác sĩ phát hiện được các bệnh lý (nếu có) và đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hàm duy trì cố định về đặc điểm, vai trò, những ưu điểm và hạn chế, lưu ý khi sử dụng hàm duy trì. Muốn răng ổn định răng nhanh chóng, bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp hơn ngay từ bây giờ.
Nếu còn thắc mắc cần được giải áp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page